Trong văn hóa Can_Tương_Mạc_Tà

Kiếm Can Tương và Mạc Tà đã đi vào sách vở như là biểu tượng của những thanh kiếm huyền thoại, sắc bén. Trong sách Mặc TửTuân Tử đều có nhắc tới hai thanh kiếm này. Hồi 74 tiểu thuyết Đông Chu Liệt Quốc của Phùng Mộng Long cũng tả rất kỹ câu chuyện làm kiếm của hai vợ chồng Can Tương, Mạc Tà. Nhà thơ Lý Thương Ẩn thời Vãn Đường trong bài thơ Tặng tư huân Đỗ thập tam viên ngoại đã có câu thơ:

Danh tổng hoàn tằng tự Tổng Trì.
Tâm thiết dĩ tòng Can Mạc lợi,
Dịch:
Tên Tổng mà mang tự Tổng Trì
Lòng thép đã như gươm báu sắc.
Mạc Can sơn

Nhà văn Kim Dung trong tác phẩm Việt nữ kiếm của mình cũng đã nhiều lần nhắc tới hai thanh Can Tương và Mạc Tà. Ngọn núi tương truyền là nơi đúc kiếm của Can Tương và Mạc Tà, nay thuộc Đức Thanh, Chiết Giang, về sau đã được đặt tên là Mạc Can sơn (莫干山) để kỷ niệm câu chuyện về hai vợ chồng. Ngày nay Mạc Can sơn đã trở thành địa điểm nghỉ dưỡng thu hút đông khách du lịch ở tỉnh Chiết Giang.

Trong manga Kingdom của Hara Yasuhisha, Mạc Tà kiếm đã xuất hiện với tư cách là kiếm của tướng Sở là Hạng Dực trong trận Hợp Tung do Bàng Noãn và Lý Mục phát động. Tướng Đằng, Vương Bí và Mông Điềm của Tần đã thấy và giao chiến với thanh bảo kiếm của Hạng Dực.